DỆT KIM ĐOÀN TẤT THÀNH

DỆT KIM ĐOÀN TẤT THÀNH

DỆT KIM ĐOÀN TẤT THÀNH

DỆT KIM ĐOÀN TẤT THÀNH

DỆT KIM ĐOÀN TẤT THÀNH
DỆT KIM ĐOÀN TẤT THÀNH

Sản phẩm nổi bật

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Nhân viên tư vấn
Nhân viên tư vấn
0931876363
Giám Đốc Điều Hành
Giám Đốc Điều Hành
0931876363

Bệnh đái tháo đường tăng 200%, bệnh nhân ngày càng trẻ hoá

Sáng 13/11, tại lễ mít ting hưởng ứng Ngày đái tháo đường thế giới, GS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, tổng kết giai đoạn 2002 – 2012 tỉ lệ đái tháo đường ở Việt Nam tăng 200% (so với con số đầu giai đoạn).

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, rất nhiều người tiền đái tháo đường, nguy cơ, bị đái tháo đường chưa được phát hiện ra còn rất nhiều so với số này. Ước tính có khoảng 70% bệnh nhân đái tháo đường chưa được phát hiện, điều trị bệnh.

GS.TS Trần Ngọc Lương cảnh báo, căn bệnh đái tháo đường với triệu chứng âm thầm, không được phát hiện, điều trị sẽ gây nhiều biến chứng tim mạch, thận...
GS.TS Trần Ngọc Lương cảnh báo, căn bệnh đái tháo đường với triệu chứng âm thầm, không được phát hiện, điều trị sẽ gây nhiều biến chứng tim mạch, thận...

Trong khi đó, căn bệnh đái tháo đường không được phát hiện sớm, điều trị đầy đủ, theo dõi chặt chẽ sẽ gây ra nhiều biến chứng. Do bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ ở tim, ở thận, ở chi… nên gây ra nhiều biến chứng, đột quỵ, suy thận và những biến chứng bàn chân.

"Nhiều bệnh nhân đến viện phải cắt cụt chi, điều trị tích cực với biến chứng này. Nhiều bệnh nhân trong vòng 10 – 20 năm không biết mình bị đái tháo đường, được đưa đến viện trong tình trạng hôn mê, đường huyết rất cao", GS Lương cho biết.

Bởi căn bệnh này không gây ngay các triệu chứng ồ ạt mà diễn biến âm thầm, có những người mang bệnh 10 - 20 năm, khi vào viện hôn mê xét nghiệm đường huyết cao chót vót mới biết mình bị đái tháo đường.

Đặc biệt, đái tháo đường cũng đang gia tăng ở người trẻ dưới 40 tuổi, trẻ em do lối sống lối sống tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, lười vận động thể lực dẫn đến dư thừa năng lượng, rối loạn chuyển hóa.

Năm 2017, Việt Nam ghi nhận 29.000 người chết do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường, tương đương với 80 ca tử vong/ngày. Căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba tại Việt Nam, chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư.

Theo GS Lương, những vấn đề này của căn bệnh đái tháo đường không chỉ là chuyện liên quan đến bác sĩ, bệnh nhân mà cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng, gia đình để cùng ngành y tế phát hiện sớm, theo dõi, điều trị chặt chẽ bệnh.

Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2017 cho thấy, cứ 11 người trưởng thành (Từ 20-79 tuổi) có 1 người bị ĐTĐ (425 triệu người), trong đó 50% không được chẩn đoán và điều trị (trên 212 triệu người). Thế giới phải chi 12% ngân sách (727 tỷ USD) cho bệnh Đái tháo đường.

Ngoài ra, khoảng 1/6 số trẻ sinh ra bị ảnh hưởng bởi ĐTĐ thai kỳ. Có 79% số người mắc Đái tháo đường đang sinh sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam.

Ước tính tới năm 2045 có 1/10 người trưởng thành sẽ bị ĐTĐ (629 triệu người) và chi phí y tế liên quan đến Đái tháo đường sẽ vượt quá 776 tỷ USD.

​Với mong muốn quản lý tốt hơn bệnh Đái tháo đường và giúp người dân có cơ hội phát hiện sớm căn bệnh này, trong ngày 13/11, tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tổ chức chương trình “Xét nghiệm, kiểm tra đường huyết và tư vấn miễn phí cho cộng đồng”. Song song với đó, tại hội trường Bệnh viện cũng diễn ra buổi Giáo dục sức khỏe cùng các chủ đề xoay quanh việc phòng, chống Đái tháo đường, chống kháng thuốc...

Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân duy trì chế độ ăn lành mạnh, vận động thể dục thể thao, hạn chế các đồ ngọt, nước uống có ga, thức ăn nhanh... và duy trì khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm đường huyết để kịp thời phát hiện, quản lý bệnh đái tháo đường.

Hồng Hải